Để đăng ký mua,àởxãhộibớtkhóso ket qua thuê hay thuê mua một căn hộ nhà ở xã hội, họ phải trải qua một ma trận các thủ tục và quy trình phức tạp đến nỗi chỉ riêng việc viết tờ khai theo mẫu, tỷ lệ viết sai cũng lên đến 95%. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong chặng đường gian nan, bởi nếu nằm trong 5% số người may mắn khai đúng, bạn cũng chưa chắc đã được cơ quan hoặc chính quyền cấp phường/ xã xác nhận bởi cả nguyên nhân khách quan (các văn bản pháp luật không rõ ràng) lẫn nguyên nhân chủ quan (do người xác nhận "ngại trách nhiệm").
Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay tại những nơi có dự án, chỉ 30% những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội tiếp cận được với loại hình này. Tại một tỉnh có diện tích bé nhất Việt Nam như tỉnh Bắc Ninh cũng đã có tới 1.300 căn hộ chưa bán được, trên 1.700 căn đủ điều kiện bán hàng (tỷ lệ 80%). Chính phủ đặt mục tiêu xây một triệu nhà ở xã hội đến năm 2030 nhưng ngay tại những bước đi đầu tiên của chặng đường này, chúng ta đã phải đối diện với nghịch cảnh: "Người cần không mua được, người bán không bán được".
Ngày 27/11, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở trong đó có nhiều điểm đã "gỡ khó" cho những người có nhu cầu chính đáng tiếp cận nhà ở xã hội.
Thứ nhất, điểm a khoản 1 điều 78 quy định người mua nhà chỉ cần "chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mìnhtại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng" đã tháo gỡ cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xác nhận hồ sơ. Hiện tại, thuật ngữ đang được sử dụng là "chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình" đã gây lúng túng khi xác định chủ thể được hưởng chính sách. Tuy hộ khẩu giấy đã được xóa bỏ một thời gian nhưng với các quy định hiện tại, rất nhiều người dân phải đi làm thủ tục tách hộ để được chính quyền xác nhận "chưa có nhà", gây lãng phí về thời gian và công sức. Ngoài ra, việc giới hạn quyền sở hữu nhà tại địa phương cấp tỉnh nơi có dự án cũng loại bỏ được tâm lý e ngại của cán bộ quản lý bởi câu hỏi "Nhỡ đâu anh/chị này lại có nhà ở tỉnh khác".
Tại điểm b khoản 1 điều 78: "để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ" đã có hướng thông thoáng hơn. Bởi vì cho dù được hưởng một số ưu đãi về miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, được vay với lãi suất thấp... về bản chất, để mua được nhà ở xã hội, người dân cũng cần có tích lũy nhất định, nếu chỉ giới hạn ở những người không nộp thuế thu nhập cá nhân như hiện tại sẽ dẫn đến việc người có tích lũy thì không được mua nhà, người được mua nhà thì không tích lũy đủ tiền.
Tuy nhiên, việc "nới" điều kiện về thu nhập này cũng vẫn còn phải chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Các doanh nghiệp và người dân đang hy vọng một quy định thấu tình đạt lý để những người có thu nhập trung bình, nộp thuế cho Nhà nước được tiếp cận chính sách. Ở đây tôi cũng cần nhấn mạnh rằng thay đổi quy định về mức thu nhập chỉ là nới điều kiện cần. Nếu có nhiều hơn một người đủ điều kiện cùng đăng ký một căn hộ, hoàn toàn có thể dùng các phương pháp chấm điểm một cách công khai minh bạch để ưu tiên cho người yếu thế hơn.
Điểm tiến bộ thứ ba là việc không còn quy định giới hạn về cư trú. Theo Luật Nhà ở hiện tại, chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án mới được hưởng chính sách về nhà ở xã hội, còn những người có hộ khẩu tạm trú sẽ phải tạm trú tối thiểu 12 tháng và phải đóng Bảo hiểm xã hội tại tỉnh/thành đó 12 tháng. Đây là chính sách cản trở sự phát triển của các địa phương và mang nặng tính cục bộ. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 có nêu: "Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%", nghĩa là chỉ trong bảy năm nữa cứ hai người dân Việt Nam sẽ có một cư dân đô thị, nếu chỉ giới hạn trong phạm vi công dân cấp tỉnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trên đây là ba điểm chính liên quan đến những quy định "tháo gỡ" cho người dân khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, với những thay đổi mang tính đột phá và cũng rất cầu thị của Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, khác với dự thảo trước đó của Chính phủ - đề xuất hiệu lực thi hành sớm hơn đối với Nhà ở xã hội - Luật chỉ đi vào cuộc sống từ 1/1/2025, nghĩa là người đang có nhu cầu vẫn sẽ phải chờ thêm ít nhất một năm nữa. Và vì còn phải chờ Nghị định và Thông tư và với tốc độ ban hành như hiên nay, e rằng việc mua nhà ở xã hội thậm chí sẽ bị "tắc" thêm 6 đến 9 tháng sau khi Luật có hiệu lực.
Nguyễn Hoàng Nam